Forum cực kỳ vui nhộn, có những sự kiện hay dành cho mọi lứa tuổi
Loài rồng phải chăng có thực
Sun Apr 29, 2012 9:00 pm
avatar-dulieu : 57,11661|47,11462|50,11815|49,10861|64,12636|48,12281|58,12174|66,11439 Bảo Thạch : 0 Posts : 120 VEF-Cent : 356 Thanked : 0 Ngày tham gia : 27/04/2012 Tuổi : 25
[Cộng Đồng VEF] - †♥N•T•B•Đ♥† –
Hiện Đang:
Tiêu đề: Loài rồng phải chăng có thực
Tiêu đề:
Rồng đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của văn hoá cổ truyền Trung Hoa, và đã trở thành biểu tượng tâm linh mạnh đối với người Trung Quốc. Rồng có thực sự tồn tại không? Các sách lịch sử của Trung Quốc đã ghi chép nhiều trường hợp tận mắt chứng kiến sự xuất hiện của rồng, điều đó thật hấp dẫn để kiểm tra lại xem rồng có thực sự tồn tại hay không. Phần tạp ký của “Ký sự về Huyện Nghĩa” từ triều đại nhà Thanh viết như sau: “Vào năm 1503 sau Công Nguyên [Triều Minh, năm Hồng Di thứ 16], 5 con rồng đã bay lượn trên không trung khoảng 10 lý [3 dặm] phía bắc cổng thành của huyện Nghĩa, tỉnh Hà Nam. Sau một lúc lâu ở trên cao, chúng rơi xuống đất, và không thể bay lên lại được nữa.
“Mây kéo đến đầy trời và biển bắt đầu nổi sóng. Một vị Thần trong trang phục màu xanh lá cây từ trên trời đáp xuống và ngay lập tức được vây quanh bởi những con rồng đã rớt xuống. Một lúc sau, mây tản hết và biển trở nên yên tĩnh. Năm con rồng vẫn chưa thể bay đi. Bấy giờ, một vị thần màu xanh lá cây khác hạ xuống, và những con rồng bò quanh ông ta. Đột nhiên bầu trời trở nên tối mịt. Những đám mây lớn và sương mù dày đặc xuất hiện trở lại. Cuối cùng khi bầu trời sáng trở lại, các vị thần và năm con rồng đã bay đi mất.
Phần Những hiện tượng Kỳ lạ và Hiếm thấy trong “Ký sự về thiên triều Gia Tĩnh”, cũng kể một câu chuyện tương tự: “Vào tháng 9 năm 1588 sau Công nguyên, một con rồng trắng đã được phát hiện trên hồ Bình thuộc huyện Bình Hồ, tỉnh Triết Giang. Nó đã bay lượn trên mặt hồ, chiếu sáng một nửa bầu trời với ánh sáng đỏ.
“Người chứng kiến là Shen Maoxiao, một vị quan chép sử cho triều đình, đã nhìn thấy một vị Thần với trang phục màu tím và một vương miện bằng vàng, cao hơn 30 mét, đứng giữa những cái sừng của con rồng. Vị thần này cầm một vật có hình cây kiếm. Một quả cầu ánh sáng to cỡ một cái đấu [một dụng cụ đo lường hình thang ở Trung Quốc] xuất hiện bên dưới đầu của con rồng.”
Phần Những hiện tượng Kỳ lạ và Hiếm thấy trong “Ký sự về thiên triều Tống Giang” đã ghi chép một sự việc được chứng kiến xảy ra 20 năm sau sự kiện con rồng trắng được trông thấy ở huyện Bình Hồ. Vào tháng 7 năm 1608 sau Công nguyên, một con rồng trắng giống như con rồng xuất hiện trên hồ Bình đã được nhìn thấy trên sông Hoàng Phố ở huyện Tống Giang, Thượng Hải. Cũng có môt vị Thần đứng trên đầu con rồng.
Phần Ngũ Hành trong “Ký sự về triều Hậu Hán” sau này được trích dẫn trong phần Hiện tượng Kỳ lạ của ‘Ký sự về huyện Lạc Dương”, đã ghi chép một trường hợp nhìn thấy rồng trong hoàng cung. Lưu Hồng, Hoàng đế của triều Đông Hán, có kinh thành nằm gần thành phố Lạc Dương ngày nay thuộc tỉnh Hà Nam; cung điện Văn Minh có thể là nơi ông đã cư ngụ.
Vào ngày 1 tháng 7 năm 178 sau Công nguyên, một vật đen khổng lồ rơi từ trên trời xuống sân phía đông của cung điện Văn Minh. Vật thể có hình tròn và giống như mái che của xe ngựa ngày xưa. Nó dài 20 mét, và lướt đi nhanh chóng, phát ra ánh sáng nhiều màu sắc. Vật thể này có một cái đầu, nhưng không có chân và đuôi, Nó trông giống một con rồng, nhưng có thể là không phải.
Phần Ngũ Hành trong “Biên sử của triều Nguyên” viết như sau: “Vào tháng 7 năm Chí Nguyên thứ 27 [tháng 8 năm 1290 sau Công nguyên], có một con rồng xuất hiện gần núi Long Sơn ở huyện Lâm Tùng, tỉnh Sơn Đông. Con rồng có khả năng làm cho một tảng đá lớn nặng nửa tấn lơ lửng trên không trung.”
Vào năm Cát An thứ 24 thuộc triều Đông Hán (219 sau Công nguyên), một con rồng vàng xuất hiện trên sông Trì Thủy thuộc thành phố Vũ Dương, và ở đó trong suốt 9 ngày trước khi rời đi. Một đền thờ được xây dựng và một bia đá được dựng lên trong đền thờ để ghi danh sự xuất hiện của con rồng.
Vào tháng 4, năm Vĩnh Hà thứ nhất, triều Đông Tấn (345 sau Công nguyên), hai con rồng, một trắng và một đen, xuất hiện ở núi Long Sơn (dịch theo nghĩa đen là “núi Rồng”). Mộ Dung, Hoàng đế nước Yên, đã dẫn các quan trong triều lên ngọn núi này và tổ chức một lễ tế cách chỗ hai con rồng 200 thước.
Các sách lịch sử địa phương từ triều Minh và triều Thanh cũng có chép những trường hợp nhìn thấy rồng. Theo “Ký sự về thiên triều Lâm An”, năm Sùng Trinh thứ 4 (1631 sau Công nguyên), một con rồng lớn đã được nhìn thấy trên hồ Kỳ Long (nghĩa là “hồ Rồng kỳ lạ”), phía đông nam huyện Thạch Bình, tỉnh Vân Nam.
Bản ghi chép đã viết: “Râu, chân, và vảy của con rồng nổi trên mặt nước, và con rồng dài khoảng vài chục mét”. Con rồng này có thể đã xuất hiện nhiều hơn một lần ở núi Long Sơn (núi Rồng) và hồ Kỳ Long (hồ Rồng kỳ lạ), do đó điều này giải thích cho việc đặt tên cho những địa danh này.
“Ký sự bổ sung của triều Đường” đã ghi chép rằng vào một ngày trong năm trị vì cuối cùng của Hoàng đế Hàm Thông, một con rồng đen đã rơi xuống mặt đất trong vùng lãnh thổ của huyện Thông Thành, và chết ở đó vì một vết thương trên cổ. Chiều dài đầy đủ của con rồng đo được là 30 mét, một nửa số đó là đuôi.
Cái đuôi có hình phẳng. Vảy của nó như vảy cá. Trên đầu có 2 cái sừng. Râu của nó mọc bên cạnh miệng dài khoảng 6m. Chân của nó, mọc ra từ dưới bụng, có một lớp màng màu đỏ che phủ.
“Thất Kinh Thư” của Long Anh chép rằng vào một ngày trong năm trị vì cuối cùng của hoàng đế Thành Hóa, triều Minh, một con rồng đã rơi xuống trên bãi biển huyện Tân Thủy, tỉnh Quảng Đông. Nó đã bị những người dân chài địa phương đánh chết. Con rồng cao như một người lớn, và dài hàng chục mét. Nó trông rất giống con rồng trong những bức tranh cổ chỉ trừ cái bụng của nó màu đỏ.
Một con rồng đã chết được tìm thấy bên bờ hồ Thái Bạch vào năm Thiếu Hưng thứ 32, triều Nam Tống (1162 sau Công nguyên). Nó có râu dài và những cái vảy rất lớn. Cái lưng màu đen và cái bụng màu trắng. Những cái vây mọc ra từ lưng, và hai cái sừng thò ra từ đầu. Nó bốc mùi xa hàng dặm.
Những người địa phương đã phủ nó lại bằng một tấm chiếu. Quan lại đã cho người đến làm lễ cúng tế tại đó. Tuy nhiên, sau một đêm sấm sét dữ dội, con rồng đã biến mất. Chỉ còn lại một cái mương nơi nó đã nằm.
“Biên sử về Thiên triều Vĩnh Bình” chép rằng, vào mùa hè năm Đạo Quang thứ 19 (1839 sau Công nguyên), một con rồng đã rớt từ trên trời xuống vùng hạ lưu sông Luân Hà, ở huyện Lao Đình. Con rồng nằm quay đơ, ruồi bọ vây quanh. Người dân địa phương làm một cái mái che để bảo vệ nó khỏi nắng, và phun nước lên người nó. Ba ngày sau, sau một đêm giông bão, con rồng đã bay đi.
Nhiều sự kiện trong thế kỷ trước cũng được cho là những trường hợp nhìn thấy rồng.
Vào tháng 8 năm 1944, hàng trăm người từ làng Chenjiayuanzi, huyện Phù Du, phía bắc của sông Tùng Hòa Giang đã vây quanh một con vật màu đen nằm trên bờ sông. Yen Dianyuan, một nhân chứng, đã kể rằng con rồng dài chừng 7 mét và trông giống một con thằn lằn. Mặt của nó giống hệt như mặt của con rồng được vẽ trong các bức tranh cổ, với bảy hoặc tám cái râu dày và cứng. Thân trên có đường kính khoảng một phần ba mét. Bốn cái chân của nó bị lún sâu vào cát. Lớp vảy như vảy cá sấu phủ đầy thân nó.
Vào mùa hè năm 1953, một con vật chưa được xác định đã rớt từ trên trời xuống một nơi gần phía nam tỉnh Hà Nam. Theo miêu tả của một số nhân chứng, con vật trông giống một con cá mập khổng lồ. Mùi thối rữa của nó thu hút vô số ruồi nhặng. Nếu nó là một con cá mập, nó phải sống dưới vùng biển sâu. Tại sao nó lại rớt từ trên trời xuống? Trường hợp này có thể liên quan đến những con rồng rơi xuống từ bầu trời được ghi chép trong lịch sử.
Vào ngày 4 tháng 8 năm 2000, một trận mưa như trút nước xuống làng Hắc Sơn Tử, Trung Quốc, và sau đó ngôi làng được bao phủ bởi một làn hơi nước nóng. Đột nhiên, những đám mây dày từ bầu trời sà xuống và cuộn dọc trên mặt đất. Người dân trong làng vô cùng hoảng sợ, vì họ chưa bao giờ thấy một loại thời tiết như vậy trước đó. Họ ở yên trong nhà và tất cửa ra vào và cửa sổ đều đóng kín.
Có một chàng trai trẻ đã bước ra ngoài xem chuyện gì đang xảy ra. Chẳng mấy chốc anh ta đã ở ngoài rìa làng, và đột nhiên anh ta kinh ngạc vì nhìn thấy cảnh tượng hai con vật trông giống rồng, một con màu đen và một con màu trắng, nằm trên mặt đất trước mặt anh ta. Anh thấy rằng, những cái sừng, những cái vảy, những cái chân, và đuôi của hai con vật giống hệt với những con rồng trong các bức tranh truyền thống ngoại trừ râu của nó ngắn hơn. Anh ta quay đầu chạy về làng nhanh hết mức có thể, và la lên: “Đi xem rồng bà con ơi, đi xem những con rồng từ trên trời rơi xuống!”
Tin tức nhanh chóng lan rộng khắp vùng. Cảnh sát, các quan chức, các vị học giả đều đến ngôi làng Hắc Sơn Tử để điều tra. Cảnh sát bắt đầu giải tán đám đông, để lại một vài người canh chừng hai con rồng.
Sau đó, một trận gió mạnh cuốn những đám mây đen cuộn lên cuộn xuống. Khi nó đi qua, con rồng màu trắng đã biến mất khỏi những đôi mắt chăm chú nhìn của mấy người bảo vệ. Các quan chức không thể giải thích sự biến mất đó, và họ đều thấy chán nản về con rồng màu đen vẫn nằm ở trên mặt đất.
Một nông dân nói: “Tôi từng nghe điều tương tự thế này đã xảy ra nhiều năm trước, và người ta tưới nước cho con rồng để cho nó về nhà.” Ông đã sai một vài người trẻ tuổi trong làng lấy chiếu và dựng một mái che cho con vật đó. Rồi họ chở nước bằng xe cút kit, phun nước lên chiếu để nước có thể chảy xuống lưng nó. Cho đến tháng 12 năm 2000, con vật vẫn còn sống.
Khi trời bắt đầu tối vào lúc 6 giờ chiều ngày 18 tháng 9 năm 2000, ở thành phố Vụ Tùng, tỉnh Cát Lâm, một chùm ánh sáng kỳ lạ đã phóng ra từ vùng trời phía tây bắc của thành phố, và nó trở nên sáng hơn và nhiều màu sắc. Sau đó, một sinh vật trông giống rồng đã xuất hiện. Miệng, râu, chân, và vảy của nó đều có thể được nhìn thấy rõ ràng. Con rồng hiện hình khoảng 20 phút. Cuối cùng, ánh sáng mờ dần thành đỏ thẫm trước khi nó từ từ biến mất.
Rồng có phải chỉ là những điều tưởng tượng trong thế giới tâm linh, hay chúng thực sự hiện hữu vật chất? Đó vẫn là một điều bí ẩn đối với chúng ta ngày nay.
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!
Mon Apr 30, 2012 12:53 pm
avatar-dulieu : 57,11579|47,11460|50,11784|49,10842|64,12636|48,12369|58,12153|66,11454 Bảo Thạch : 0 Posts : 153 VEF-Cent : 322 Thanked : 5 Ngày tham gia : 26/04/2012 Tuổi : 25
[Cộng Đồng VEF] - NhokDark –
Hiện Đang:
Tiêu đề: Re: Loài rồng phải chăng có thực
Tiêu đề:
Theo những thông tin mà mình đã từng tìm hiểu thì Rồng (Long theo tiếng Trung Quốc) thì Long là 1 con vật được người dân Trung Quốc luôn tôn thờ, một số truyền thuyết của Trung Quốc kúc nào cũng có thể có Long trong đó, Long được coi như một tượng trưng của Trung Quốc....
Còn theo thời Hán của nước ta, thì nước Hán có tất cả 4 con vật (Tứ Linh) là Long Lân Quy Phụng, mỗi con vật đều được tượng chân cho mỗi hướng, Long (Đông), Lân (Tây), Quy (Bắc), Phụng (Nam)
Trong Tứ Linh thì con vật huyền bí nhất là "Lân", Nhiều người cho rằng:"Lân là con Sư tử" Một số lại nói rằng:"Lân là con ngựa bạch có sừng trên đầu, và có cánh" Một số khác nói rằng:"Lân là con rùa đầu rắn",..... con Lân hiện nay vẫn chưa biết được chính xác nó là con gì ????
Trong đám cưới, Long Phụng được coi là 1 cặp uyên ương, có Long có Phụng, Long biểu tượng cho người con trai khỏe mạnh, Phụng biểu tượng cho người con gái đảm đang, hiền dịu (được ví qua cái đuôi của phụng, khi được vẽ, lông đuôi Phụng lúc nào cũng mềm mại, uyển chuyển)
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!
Loài rồng phải chăng có thực
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu Tầm). * Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.* Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan. * Bấm nút A/a bên góc phải nếu gặp vấn đề khi chèn hình vui. * Nếu thấy bài viết hay, hãy bấm nút để khích lệ người viết.