Nếu không muốn là "nạn nhân" của chứng bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch… thì tốt nhất hãy cảnh giác trước khi quyết định uống nước ngọt.
Béo phì
Nghiên cứu của một trường đại học Texas Mỹ cho kết quả rằng sử dụng nước ngọt đóng lon chính là “thủ phạm” khiến bạn tăng 32,8% nguy cơ mắc chứng bệnh béo phì.
Đặc biệt với với đồ uống là nước giải khát không có đường (như soda) thì con số này tăng lên đến 54,5%. Vậy nên nước ngọt nói chung và nước ngọt không có đường không bao giờ có lợi cho sức khỏe nói chung.
Không có bất cứ tác dụng nào cho sức khỏe
Hầu hết các loại nước ngọt đều có chứa lượng lớn calo, ước tính trung bình cứ 600 ml nước ngọt thì có chứa 250 đơn vị calo, ngoài đường và caphein thì chúng chẳng có chứa bất cứ loại khoáng chất và dưỡng chất nào khác.
Gây nghiện
Các loại đồ uống là nước ngọt đều có khả năng gây nghiện do chúng có chứa hàm lớn cafein.
Điều này lý giải vì sao một số người sau khi ngưng uống những loại đồ uống này thường có cảm giác thèm chúng, đau đầu, stress, suy nhược, bồn chồn…đó là những biểu hiệu rõ rệt của “chứng nghiện nước ngọt”.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường
Theo báo cáo của Tố Chức Tim Mạch thế giới năm 2007 thì những người có thói quen uống nước ngọt mỗi ngày đồng nghĩa với việc có nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường gấp 44% so với những người khác.
Giảm số lượng “con giống”
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia người Đan Mạch chỉ ra rằng với những quý ông uống nhiều hơn 1l nước ngọt mỗi ngày sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến tinh trùng.
Cụ thể là ở họ số lượng tinh trùng sẽ suy giảm 30% so với những người không uống nước ngọt.
Lưu ý: Thay vì uống nước ngọt bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây tươi (không nên thêm đường) sẽ giúp bạn tránh được những hệ lụy không tốt cho sức khỏe, thậm chí còn bổ sung cho cơ thể bạn hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ… là những “thần dược” cho sức khỏe và nhan sắc.